Lý Kỉ Hằng

Lý Kỉ Hằng
李纪恒
Bộ trưởng Bộ Dân chính Trung Quốc
Nhiệm kỳ
25 tháng 10 năm 2019 – 28 tháng 2 năm 2022
2 năm, 126 ngày
Tiền nhiệmHoàng Thụ Hiền
Kế nhiệmĐường Đăng Kiệt
Bí thư Khu ủy Khu tự trị Nội Mông
Nhiệm kỳ
29 tháng 8 năm 2016 – tháng 10 năm 2019
Tiền nhiệmVương Quân
Kế nhiệmThạch Thái Phong
Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vân Nam
Nhiệm kỳ
14 tháng 10 năm 2014 – 27 tháng 8 năm 2016
1 năm, 318 ngày
Tiền nhiệmTần Quang Vinh
Kế nhiệmTrần Hào
Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Vân Nam
Nhiệm kỳ
Tháng 8 năn 2011 – Tháng 10 năm 2014
Tiền nhiệmTần Quang Vinh
Kế nhiệmTrần Hào
Thông tin cá nhân
Sinhtháng 1, 1957 (67 tuổi)
Quý Cảng, tỉnh Quảng Tây
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Trung Quốc
Alma materĐại học Quảng Tây
Viện Khoa học xã hội Trung Quốc

Lý Kỉ Hằng (tiếng Trung: 李纪恒; sinh tháng 1 năm 1957) là tiến sĩ quản lý, chính khách nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX, nguyên là Bộ trưởng Bộ Dân chính Trung Quốc; Bí thư Khu ủy Khu tự trị Nội Mông Cổ kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân Khu tự trị Nội Mông; Phó Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây; Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Vân Nam và Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vân Nam.

Xuất thân và giáo dục

Thân thế

Lý Kỉ Hằng là người Hán sinh tháng 1 năm 1957, người Quý Cảng, Quảng Tây.[1]

Giáo dục

Tháng 11 năm 1976 đến tháng 8 năm 1979, Lý Kỉ Hằng theo học chuyên ngành sáng tác văn học khoa tiếng Trung Quốc tại Đại học Quảng Tây.

Tháng 9 năm 1995 đến tháng 7 năm 1998, ông theo học chuyên ngành quản lý kinh tế lớp nghiên cứu sinh tại chức, Viện Nghiên cứu sinh thuộc Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tháng 9 năm 1999 đến năm tháng 7 năm 2003, ông theo học nghiên cứu sinh tại chức chuyên ngành quản lý kinh tế nông nghiệp, Viện Nghiên cứu sinh thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc và được trao học vị tiến sĩ quản lý.

Sự nghiệp

Quảng Tây

Tháng 10 năm 1976, ở tuổi 19, Lý Kỉ Hằng gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc.[1] Tháng 8 năm 1979, sau khi tốt nghiệp, Lý Kỉ Hằng được phân phối về công tác ở Đoàn văn công huyện Quý Quảng Tây, cán bộ Cục Văn hóa Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Tháng 9 năm 1980, ông chuyển sang làm cán sự tin tức cho Ban Tuyên truyền Huyện ủy huyện Quý, người phụ trách tổ trù bị cơ cấu biên tập, phát hành của một tờ báo.

Tháng 11 năm 1983, Lý Kỉ Hằng được bổ nhiệm giữ chức Bí thư Đảng ủy công xã Ngõa Đường, huyện Quý, khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Tháng 5 năm 1985, ông được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Huyện ủy huyện Quý. Tháng 9 năm 1987, ông được luân chuyển làm Phó Bí thư thứ nhất Huyện ủy Bình Nam, khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Tháng 6 năm 1988, ông được bổ nhiệm giữ chức Bí thư Huyện ủy Bình Nam. Tháng 2 năm 1990, Lý Kỉ Hằng được luân chuyển giữ chức Bí thư Huyện ủy Quế Bình, khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.

Tháng 8 năm 1991, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Bí thư Địa ủy địa khu Hà Trì, Phó Chuyên viên Cơ quan hành chính Địa khu Hà Trì nay thuộc thành phố Hà Trì, khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Tháng 8 năm 1992, ông được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Địa ủy địa khu Hà Trì, Chuyên viên Cơ quan hành chính Địa khu Hà Trì. Tháng 2 năm 1995, Lý Kỉ Hằng được bổ nhiệm giữ chức Bí thư Địa ủy địa khu Hà Trì, Chuyên viên Cơ quan hành chính Địa khu Hà Trì. Tháng 4 năm 1996, ông thôi kiêm nhiệm chức vụ Chuyên viên Cơ quan hành chính Địa khu Hà Trì. Tháng 7 năm 1996, ông được bổ nhiệm làm Bí thư Thành ủy Ngọc Lâm, khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.

Tháng 9 năm 1997, tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 15, Lý Kỉ Hằng được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XV. Tháng 12 năm 1997, ông được bầu làm Ủy viên Ban Thường vụ Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây kiêm Bí thư Thành ủy Ngọc Lâm, Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân thành phố Ngọc Lâm.

Tháng 6 năm 2001, Lý Kỉ Hằng được luân chuyển làm Ủy viên Ban Thường vụ Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây kiêm Bí thư Thành ủy Nam Ninh. Tháng 8 năm 2001, ông được bầu kiêm nhiệm chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân thành phố Nam Ninh. Ngày 14 tháng 11 năm 2002, tại phiên bế mạc của Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 16, Lý Kỉ Hằng được bầu lại là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVI.

Tháng 4 năm 2003, ông kiêm nhiệm chức vụ Phó Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Tháng 3 năm 2005, ông thôi kiêm nhiệm chức vụ Bí thư Thành ủy Nam Ninh, Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân thành phố Nam Ninh.

Vân Nam

Tháng 7 năm 2006, Lý Kỉ Hằng được điều rời khỏi quê hương Quảng Tây đến tỉnh Vân Nam nhậm chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam. Ngày 21 tháng 10 năm 2007, tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 17, ông tiếp tục được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVII.[1] Tháng 8 năm 2011, Lý Kỉ Hằng được đề cử làm quyền Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Vân Nam thay cho ông Tần Quang Vinh trở thành Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam.[2] Tháng 2 năm 2012, ông chính thức được bầu giữ chức vụ Tỉnh trưởng Chính phủ nhân dân tỉnh Vân Nam.[3] Ngày 14 tháng 11 năm 2012, tại phiên bế mạc của Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18, ông được bầu làm Ủy viên chính thức Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII.[1]

Ngày 14 tháng 10 năm 2014, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định bổ nhiệm Lý Kỉ Hằng làm Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam kế nhiệm ông Tần Quang Vinh.[4] Tháng 1 năm 2015, ông được bầu kiêm nhiệm chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân tỉnh Vân Nam. Ngày 28 tháng 8 năm 2016, ông được miễn nhiệm chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam.[5]

Nội Mông

Ngày 29 tháng 8 năm 2016, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII quyết định bổ nhiệm Lý Kỉ Hằng làm Bí thư Khu ủy Khu tự trị Nội Mông.[6] Ngày 18 tháng 1 năm 2017, tại hội nghị lần thứ sáu của Đại hội đại biểu nhân dân khóa XII khu tự trị Nội Mông, Lý Kỉ Hằng được bầu kiêm nhiệm chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân khu tự trị Nội Mông.[7]

Ngày 24 tháng 10 năm 2017, tại phiên bế mạc của Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX, ông được bầu làm Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX.[8] Ngày 30 tháng 1 năm 2018, tại hội nghị lần thứ nhất của Đại hội đại biểu nhân dân khóa XIII khu tự trị Nội Mông, Lý Kỉ Hằng được bầu tái đắc cử chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân Khu tự trị Nội Mông.[9]

Tháng 10 năm 2019, ông được điều chuyển, bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Dân chính Trung Quốc, miễn nhiệm vào ngày 28 tháng 2 năm 2022.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ a b c d “Tiểu sử Lý Kỉ Hằng” (bằng tiếng Anh). China Vitae. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2018.
  2. ^ “中央决定秦光荣任云南省委书记 李纪恒为省长候选人”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2017.
  3. ^ “李纪恒当选云南省省长”. 中国经济网. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2014.
  4. ^ “云南省委主要负责同志职务调整 李纪恒任云南省委书记” (bằng tiếng Trung). 新华社. ngày 14 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2014.
  5. ^ “湖南、云南、西藏三省区党委主要负责同志职务调整”. 澎湃新闻. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2016.
  6. ^ 新疆等3省区党委主要负责同志职务调整
  7. ^ “李纪恒同志简历”. Baidu Baike. 19 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2017.
  8. ^ “List of members of the 19th CPC Central Committee”. Xinhua News Agency. ngày 24 tháng 10 năm 2017.
  9. ^ “内蒙古自治区第十三届人民代表大会第一次会议公告”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2018.
  • x
  • t
  • s
Tổng lý Quốc vụ viện

Tổng lý Quốc vụ viện Lý Khắc Cường


Phó Tổng lý thứ Nhất Hàn Chính
Phó Tổng lý
  1. Hàn Chính Lãnh đạo thứ Bảy
  2. Tôn Xuân Lan ♀ Ủy viên Bộ Chính trị
  3. Hồ Xuân Hoa Ủy viên Bộ Chính trị
  4. Lưu Hạc Ủy viên Bộ Chính trị
Ủy viên Quốc vụ
Bộ trưởng các bộ
01. Bộ Ngoại giao
Vương Nghị
02. Bộ Quốc phòng
03. Bộ Công An
04. Bộ Giáo dục
05. Bộ Khoa học và Công nghệ
06. Bộ Công nghiệp và Thông tin
07. Bộ Dân chính
08. Bộ Quốc an
Trần Văn Thanh
09. Bộ Tư pháp
10. Bộ Tài chính
Lưu Côn
11. Bộ Nhân lực và Xã hội
12. Bộ Tài nguyên thiên nhiên
13. Bộ Môi trường và Sinh thái
14. Bộ Nhà ở và Kiến thiết thành thị, nông thôn
15. Bộ Giao thông Vận tải
16. Bộ Thủy lợi
Ngạc Cánh BìnhLý Quốc Anh
17. Bộ Nông nghiệp và Nông thôn
18. Bộ Thương mại
Chung SơnVương Văn Đào
19. Bộ Văn hóa và Du lịch
Lạc Thụ Cương • Hồ Hòa Bình
20. Bộ Quản lý khẩn cấp
Vương Ngọc PhổHoàng MinhVương Tường Hỉ
21. Bộ Cựu chiến binh
Các cơ quan ngang bộ
22. Ủy ban Cải cách và Phát triển
23. Ủy ban Sự vụ dân tộc Quốc gia
24. Ủy ban Y tế Quốc gia
25. Ngân hàng Nhân dân
Bí thư Quách Thụ ThanhThống đốc Dịch Cương
26. Kiểm toán Nhà nước
Tên in nghiêng: Miễn nhiệm, thay thế vị trí trong nhiệm kỳ.
« Quốc vụ viện khóa XII → Khóa XIII → Quốc vụ viện khóa XIV »
  • x
  • t
  • s
Người lãnh đạo Nội Mông
Bí thư Khu ủy
Ô Lan Phu • Giải Học Cung • Đằng Hải Thanh • Trịnh Duy Sơn • Vưu Thái Trung • Chu Huệ • Trương Thự Quang • Vương Quần • Lưu Minh Tổ • Trữ Ba • Hồ Xuân Hoa • Vương Quân • Lý Kỉ Hằng • Thạch Thái Phong • Tôn Thiệu Sính
Chủ nhiệm Nhân Đại
Đình Mậu • Batubagen • Vương Quần • Lưu Minh Tổ • Trữ Ba • Hồ Xuân Hoa • Vương Quân • Lý Kỉ Hằng • Thạch Thái Phong • Tôn Thiệu Sính
Chủ tịch Chính phủ
Ô Lan Phu • Đằng Hải Thanh • Vưu Thái Trung • Khổng Phi • Bố Hách • Uliji • Vân Bố Long • Uyunqimg • Dương Tinh • Bagatur • Bố Tiểu Lâm • Vương Lị Hà
Chủ tịch Chính Hiệp
Dương Thực Lâm • Ô Lan Phu • Vưu Thái Trung • Khuê Bích • Thạch Sinh Vinh • Thiên Phấn Dũng • Vương Chiêm • Trần Quang Lâm • Nhâm Á Bình • Lý Giai • Lý Tú Lĩnh
Lãnh đạo bốn cơ cấu: Khu ủy; Nhân Đại; Chính phủ; Chính Hiệp. Người đứng đầu các cơ quan đều cấp chính tỉnh, lãnh đạo cao nhất là Bí thư, thứ hai là Chủ tịch.
  • x
  • t
  • s
Người lãnh đạo Vân Nam
Bí thư Tỉnh ủy
Tống Nhiệm Cùng • Tạ Phú Trị • Diêm Hồng Ngạn • Đàm Phủ Nhân • Lưu Duy Tân • Giả Khai Doãn • An Bình Sinh • Phổ Triều Trụ • Cao Nghiêm • Lệnh Hồ An • Bạch Ân Bồi • Tần Quang Vinh • Lý Kỉ Hằng • Trần Hào • Nguyễn Thành Phát • Vương Ninh
Chủ nhiệm Nhân Đại
An Bình Sinh • Lưu Minh Huy • Lý Quế Anh • Doãn Tuấn • Bạch Ân Bồi • Tần Quang Vinh • Lý Kỉ Hằng • Trần Hào • Nguyễn Thành Phát • Vương Ninh
Tỉnh trưởng Chính phủ
Trần Canh • Quách Ảnh Thu • Vu Nhất Xuyên • Lưu Minh Huy • Lưu Duy Tân • Lý Thành Phương • Đàm Phủ Nhân • Lưu Duy Tân • Giả Khai Doãn • An Bình Sinh • Lưu Minh Huy • Phổ Triều Trụ • Hòa Chí Cường • Lý Gia Đình • Từ Vinh Khải • Tần Quang Vinh • Lý Kỷ Hằng • Trần Hào • Nguyễn Thành Phát • Vương Dữ Ba
Chủ tịch Chính Hiệp
Tạ Phú Trị • Lưu Minh Huy • Diêm Hồng Ngạn • An Bình Sinh • Lý Khải Minh • Chu Gia Bích • Lương Gia • Lưu Thụ Sinh • Lệnh Hồ An • Dương Sùng Hối • Vương Học Nhân • La Chính Phú • Lý Giang
Lãnh đạo bốn cơ cấu: Tỉnh ủy; Nhân Đại; Chính phủ; Chính Hiệp. Người đứng đầu các cơ quan đều cấp chính tỉnh, lãnh đạo cao nhất là Bí thư, thứ hai là Tỉnh trưởng.